Công trình xây dựng Sông_Hoàng_Long

đập tràn Lạc Khoái bên sông Hoàng LongDự án cầu Trường Yên

Đập tràn Lạc Khoái

Đập tràn Lạc Khoái là một công trình lớn nằm trên đê hữu Hoàng Long, thuộc xã Gia Lạc, Gia Viễn. Đập Lạc Khoái được xây dựng năm 1970 và nâng cấp từ năm 2005 - 2009. Phương án vận hành tràn Lạc Khoái được thực hiện theo nguyên tắc: Khi mực nước sông Hoàng Long làm ảnh hưởng đến an toàn các tuyến đê tiến hành phân lũ bằng biện pháp mở 24 khoang cửa vào vùng hữu. Sau khi mở 24 cửa tràn mà nước sông Hoàng Long vẫn tiếp tục lên, vẫn có nguy cơ vỡ các tuyến đê sông tiến hành vận hành tràn sự cố dài 613,2m, bằng biện pháp dùng 2 máy xúc mở từ giữa sang hai bên, kết hợp với lực lượng xung kích và quân đội.[4]

Đập tràn Lạc Khoái cũ có chiều dài 730m, cao trình đỉnh tràn +4,0, trạch đất 4,6m. Khi nâng cấp, đập tràn Lạc Khoái được xây dựng với 2 phần: Tràn điều tiết dài 116,8m với 24 khoang, cao trình tràn +5,7m, cửa van bằng thép đóng mở bằng vít V5 vận hành điện kết hợp quay tay. Phần còn lại gọi là tràn sự cố, có chiều dài hơn 613m, cao trình đỉnh +6,1m, mặt rộng 7m và trên mặt được cải tạo bằng đá cấp phối.

Công trình đập tràn Lạc Khoái tại xã Gia Lạc (Gia Viễn, Ninh Bình) đã hoàn thành, được đưa vào vận hành chủ động điều tiết lũ, góp phần bảo vệ các tuyến đê sông Hoàng Long, bảo đảm tài sản tính mạng của nhân dân 10 xã vùng úng trũng của các huyện Nho Quan, Gia Viễn.[5]

Cầu Trường Yên

Cầu Trường Yên là một cầu dài vượt bãi và sông Hoàng Long nối 2 huyện Hoa LưGia Viễn. Phía tả ngạn chân cầu đặt tại thôn Đồng Tiến (Gia Tiến, Gia Viễn) còn phía hữu ngạn thuộc thôn Chi Phong (Trường Yên, Hoa Lư). Cầu được xây dựng xong trong năm 2014 và trở thành điểm đầu của tuyến đường Bái Đính - Ba Sao - đường trục Nam Hà Nội được quy hoạch nâng cấp thành tuyến quốc lộ nối Hà Nội - Hà Nam - Hòa Bình - Ninh Bình.

Kênh Gà - Vân Trình

Năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã đồng ý cho xây dựng khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình tại lưu vực sông Hoàng Long. Theo đề án của dự án khu du lịch Kênh GàVân Trình, dự án này có tổng diện tích khoảng gần 2.900 ha, thuộc địa phận 7 xã gồm Gia Thịnh, Gia Minh, Gia Lạc, Gia Vượng của huyện Gia Viễn và 3 xã của huyện Nho Quan là Thượng Hòa, Đức Long và Lạc Vân. Hầu hết các xã này đều nằm trong vùng thoát lũ sông Hoàng Long, bao gồm khoảng 1.900 ha đất ngoài đê (thuộc vùng tràn lũ của sông Hoàng Long) và khoảng gần 1.000 ha đất trong đê (thuộc vùng xả lũ sông Hoàng Long).

Hiện tại, Dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ chi tiết cho sông Hoàng Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (tính tới tác động của dự án Kênh Gà – Vân Trình) đang được đơn vị tư vấn là Viện Thủy văn Môi trường và Biến đổi khí hậu (thuộc Trường ĐH Thủy lợi) triển khai hoàn thiện. Ngày 6/6/2016 vừa qua, UBND tỉnh Ninh Bình và Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) cùng các chuyên gia, nhà khoa học đã tổ chức hội thảo tiếp tục lấy ý kiến cho việc điều chỉnh quy hoạch này.[6]

Bài chi tiết: Kênh Gà - Vân Trình

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sông_Hoàng_Long http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://www.baodatviet.vn/Utilities/PrintView.aspx?... http://gis.chinhphu.vn/vbdmap.aspx?l=4&kv=2233448,... http://www.congan.com.vn/mlfolder.2007-12-31.74297... http://www.agi.gov.vn/vi/hoat-dong-khcn/48/hoi-ngh... http://infomap.vn/v0.95Beta/ArticleDetail.aspx?rat... http://nongnghiep.vn/chon-tuong-lai-nao-cho-vung-t... http://baoninhbinh.org.vn/news/20/2DBDB1 http://www.rrbo.org.vn/default.aspx?tabid=394&Item... http://www.vfej.vn/vn/chi_tiet/17909/hoan_thanh_na...